Tối ưu một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thu nhận hợp chất tannin có hoạt tính kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus từ lá cây bàng (Terminalia catappa L.)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Viết Thế Hồ, Thị Huyền Lê, Bá Thọ Nguyễn, Thị Liên Nguyễn, Minh Ngọc Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 641.337 Food and drink

Thông tin xuất bản: Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 35-41

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 502462

Cây bàng (Terminalia catappa L.) là một cây thuốc quan trọng trong y học dân gian để điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và các tình trạng viêm nhiễm. Loài cây này chứa nhiều thành phần thiết yếu về mặt y học, đặc biệt là nhóm tannin. Nghiên cứu này đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất tannin trong lá cây bàng với sự hỗ trợ của phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM). Các yếu tố được sử dụng để đánh giá là nồng độ dung môi, tỷ lệ dung môi:nguyên liệu (DM:NL) (v/w) và thời gian ngâm chiết (giờ). Kết quả cho thấy, hàm lượng tannin tổng (TTC) cao nhất là 1,54 mg TAE/g nguyên liệu, các điều kiện tối ưu được xác định như sau: Ethanol (EtOH) 54%, tỷ lệ DM:NL là 41:1 (v/w) với thời gian ngâm chiết là 2 giờ. Các giá trị thực nghiệm (TTC=1,54±0,02 mg TAE/g nguyên liệu) cho thấy sự phù hợp tốt với giá trị dự đoán (TTC=1,54 mg TAE/g nguyên liệu). Thí nghiệm đánh giá hoạt tính kháng khuẩn cho thấy loại cao thu được qua chiết xuất tối ưu từ lá cây bàng có khả năng kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Kết quả của nghiên cứu này có thể tạo tiền đề cho việc sản xuất các hợp chất loại dược liệu có thành phần tannin từ lá bàng cũng như nâng cao giá trị sử dụng của loại cây trồng phổ biến này.Terminalia catappa L. (so-called Bang in Vietnamese) is considered an important medicinal plant in folk medicine for the treatment of digestive disorders and other inflammatory conditions. This plant contains several medicinally essential components, especially the tannin group. This study evaluated a number of factors affecting tannin extraction from the leaves of sea almond tree with the help of response surface methodology (RSM). The factors used to evaluate are solvent concentration, solvent:material ratio (v/w) and soaking time (hours). Research results show that the highest total tannin content (TTC) is 1.54 mg GAE/g raw material, the optimal conditions are determined as follows: ethanol 54%, solvent:material ratio (S:MR) is 41:1 (v/w) and soaking time 2 hours. The experimental values (TTC=1.54±0.02 mg TAE/g raw material) show good agreement with the predicted value (TTC=1.54 mg TAE/g raw material). Experiments evaluating antibacterial activity show that the optimal extract of sea almond tree leaves has the ability to resist Vibrio parahaemolyticus bacteria. The results of this study could pave the way for the mass production of medicinal compounds containing tannins from sea almond tree leaves and improve the usage value of this popular plant.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH