Hiệu quả can thiệp thực hành phòng chống tật khúc xạ ở học sinh tiểu dân tộc Khmer

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Lê, Văn Tập Nguyễn, Quang Trí Trịnh, Xuân Trang Trịnh, Hải Hà Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.75 Disorders of refraction and accommodation, color vision defects

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 389-393

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 502471

 Đánh giá hiệu quả can thiệp thực hành phòng chống tật khúc xạ ở học sinh tiểu học dân tộc Khmer. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên 515 học sinh dân tộc Khmer tại trường tiểu học Lương Hòa C, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh (nhóm can thiệp) và 572 học sinh dân tộc Khmer tại trường tiểu học B Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (nhóm đối chứng) từ tháng 8/2019 đến tháng 5/2020. Kết quả: Ở nhóm can thiệp, các thực hành chưa tốt của học sinh đều giảm sau 1 năm can thiệp (p <
  0,05): Nhìn gần khi đọc sách dưới 30 cm giảm từ 52,6% xuống còn 12,4%
  Không cho mắt nghỉ và nhìn ánh sáng tự nhiên khi ngồi học giảm từ 39,4% xuống còn 10,7%
  Tư thế ngồi viết bài chưa đúng giảm từ 86,6% xuống còn 32,6%
  Không hoạt động thể thao ngoài trời giảm từ 27,6% xuống còn 10,3%. Ở nhóm đối chứng, các thực hành chưa tốt của học sinh sau 1 năm hầu như không có sự khác biệt (p >
  0,05). Kết luận: Truyền thông phòng chống tật khúc xạ học đường cần được thực hiện thường xuyên hơn, đa dạng hóa các hình thức, phù hợp với học sinh của từng khối lớp.Evaluate the effectiveness of practical intervention to prevent refractive errors in Khmer ethnic primary school students. Methods: Controlled community intervention research design was conducted on 515 Khmer ethnic students at Luong Hoa C primary school, Chau Thanh district, Tra Vinh province (intervention group) and 572 Khmer ethnic students at B Chau Lang primary school, Tri Ton district, An Giang province (control group) from August 2019 to May 2020. Results: In the intervention group, students' poor practices decreased after 1 year of intervention (p <
  0.05): Close reading distance (<
  30 cm) decreased from 52.6% to 12.4 %, not resting your eyes and looking at natural light while studying decreased from 39.4% to 10.7%, incorrect sitting posture while writing decreased from 86.6% to 32.6%, inactivity in outdoor sports decreased from 27.6% to 10.3%. In the control group, there was almost no difference in students' poor practices after 1 year (p >
  0.05). Conclusion: Communication to prevent refractive errors in schools needs to be carried out more frequently, in diverse forms suitable for students of each distinct grade level.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH