Giá trị của một số chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên bệnh nhân hội chứng động mạch vành mạn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huỳnh Linh Đinh, Trần Linh Phạm, Thị Mai Quách

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636.708961 Dogs

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 338-343

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 502507

 Nghiên cứu này nhằm đánh giá một số chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên bệnh nhân hội chứng động mạch vành mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trong thời gian từ 8/2022-6/2023 trên 254 người bệnh được phân thành 2 nhóm: nhóm có rối loạn chức năng tâm trương thất trái và nhóm không có rối loạn chức năng tâm trương thất trái được chẩn đoán hội chứng động mạch vành mạn tổn thương có ý nghĩa (hẹp ≥ 50%) trên chụp mạch vành qua da và được làm siêu âm tại Viện tim mạch Việt Nam. Kết quả: Chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái với ngưỡng PTF-V1 với ngưỡng >
 3,5 mV.ms với độ nhạy 83,3%, độ đặc hiệu 68,0%, AUC 0,76
  với ngưỡng Tend-P <
 =280 ms có độ nhạy 79,3%, độ đặc hiệu 63,5&, AUC 0,754
  với ngưỡng Tend-Q <
 =360 ms có độ nhạy 64,8%, độ đặc hiệu 80,0%, AUC 0,792
  khi kết hợp thêm các yếu tố khác thì giá trị chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái của chỉ số Tend-Q/ (PQ x tuổi)<
 =0,03, độ nhạy 75,9% và độ đặc hiệu 72,0%, AUC 0,782. Kết luận: Trên điện tâm đồ các chỉ số Tend-Q (ms) và chỉ số Tend-Q/ (PQx tuổi) cho thấy là những chỉ số có giá trị nhất khi dự đoán tình trạng rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao nhất.This study aims to evaluate certain electrocardiographic indices in diagnosing left ventricular diastotic dysfunction in the patient of Chronic coronary syndrome. Subjects and methods This descriptive prospective cross sectional study was conducted from August 2022 to June 2023 among 254 patients who were divided into two groups: a group of patients with left ventricular diastolic dysfunction and a group without left ventricular diastolic dysfunction, diagnosed with significant coronary microvascular syndrome (stenosis ≥ 50%) on transdermal coronary angiography and underwent echocardiography at the Vietnam Heart Institute. Results: The diagnosis of left ventricular diastolic dysfunction using the PTF-V1 threshold with a threshold of >
 3.5 mV.ms had a sensitivity of 83.3%, specificity of 68.0%, and AUC of 0.76
  using the Tend-P threshold of <
 =280 ms had a sensitivity of 79.3%, specificity of 63.5%, and AUC of 0.754
  using the Tend-Q threshold of <
 =360 ms had a sensitivity of 64.8%, specificity of 80.0%, and AUC of 0.792
  when combined with other factors, the diagnostic value of left ventricular diastolic dysfunction using the Tend-Q/ (PQ x age) index with a threshold of <
 =0.03 had a sensitivity of 75.9% and specificity of 72.0%, with an AUC of 0.782. Conclusions: On the electrocardiogram, the Tend-Q (ms) index and the Tend-Q/ (PQ x age) index are shown to be the most valuable indices in predicting the presence of left ventricular diastolic dysfunction.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH