Đánh giá tỷ lệ, các yếu tố liên quan và nguy cơ của tổn thương tỳ đè ở bệnh nhân cao tuổi nội viện

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Huân Nguyễn, Thị Đào Nguyễn, Minh Giao Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618.97 +Geriatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 502540

 Đánh giá tỷ lệ, các yếu tố liên quan và nguy cơ của tổn thương tỳ đè (TTTĐ) ở bệnh nhân cao tuổi nội viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 410 bệnh nhân ≥ 60 tuổi điều trị tại Khoa Lão, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 12/2022 đến 04/2023. Đối tượng nghiên cứu được ghi nhận tình trạng TTTĐ hiện mắc tại thời điểm nhập viện và TTTĐ mới mắc trong thời gian nằm viện. Các bệnh nhân không có TTTĐ tại thời điểm nhập viện được đánh giá nguy cơ TTTĐ bằng thang điểm Braden. Hồi quy logistic được dùng để tìm các yếu tố liên quan đến TTTĐ tại thời điểm nhập viện. Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc TTTĐ tại thời điểm nhập viện là 6,3% (26/410 bệnh nhân). Tỷ lệ mới mắc TTTĐ trong thời gian nằm viện là 3,4% (13/384 bệnh nhân). Hồi quy logistic đa biến ghi nhận bất động trước nhập viện là yếu tố liên quan đến TTTĐ tại thời điểm nhập viện (OR hiệu chỉnh: 51,9
  khoảng tin cậy 95%: 9,67-279,1
  P <
  0,001). Tổng điểm Braden trung bình ở 384 bệnh nhân không có TTTĐ tại thời điểm nhập viện là 18,5 ± 3,3. Tỷ lệ TTTĐ mới mắc trong thời gian nằm viện tăng dần theo các mức nguy cơ của thang điểm Braden. Kết luận: Nghiên cứu này ghi nhận bệnh nhân cao tuổi nội viện có tỷ lệ TTTĐ hiện mắc và mới mắc lần lượt là 6,3% và 3,4%. Tình trạng bất động trước nhập viện có liên quan đến TTTĐ ở người cao tuổi.To assess the rates, associated factors, and risk of pressure injury among older inpatients. Methods: This cross-sectional study was conducted on 410 older inpatients at the Department of Geriatrics, Gia Dinh People's Hospital, from December 2022 to April 2023. Participants were evaluated prevalent pressure injury at admission and incident pressure injury during staying in the hospital. Those without pressure injury at admission were evaluated risk of onset pressure injury based on the Braden scale. Multivariate logistic regression analysis was used to assess factors associated with pressure injury at admission. Results: The prevalence of pressure injury at admission was 6.3% (26/410 patients). The incidence of pressure injury during staying in the hospital was 3.4% (13/384 patients). Multivariate model indicated that pre-admission immobility was a factor associated with pressure injury at admission (adjusted OR: 51.9, 95% confidence interval: 9.67-279.1, P <
  0.001). The mean total Braden score among 384 patients without pressure injury at admission was 18.5 ± 3.3. There was an increasing trend in the incidence of pressure injury in levels of the Braden scale. Conclusion: The study revealed the older inpatients had respectively the prevalent and incident pressure injuries were 6.3% and 3.4%. Pre-admission immobility was associated with pressure injury in older adults.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH