Nghiên cứu được tiến hành trên nguồn rầy nâu thu thập từ 13 tỉnh/thành tại đồng bằng sông Cửu Long. Tính kháng rầy nâu của các dòng giống lúa được đánh giá trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng. Chỉ tiêu theo dõi gồm: tỷ lệ hại, cấp hại trên 20 chồi/giống, phản ứng đối với rầy nâu của mỗi giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độc tính của rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng cao hơn 10 năm trước, do đó phần lớn các giống lúa năng suất và chất lượng cao đều có phản ứng nhiễm rầy nâu. Kiến nghị tiếp tục dự báo sự gia tăng độc tính của các quần thể rầy nâu
đánh giá sự thay đổi tính kháng của các giống lúa năng suất và chất lượng cao
trắc nghiệm các dòng giống lúa mới đối với 13 quần thể rầy nâu tại đồng bằng sông Cửu Lon g.