Với ý nghĩa là "Câu chuyện hồi cố bằng văn xuôi được viết bởi một người có thật kể lại cuộc đời riêng của mình, lấy trọng tâm là đời sống cá nhân, đặc biệt đặt điểm nhấn lên lịch sử hình thành nhân cách các nhân người tự thuật" tự truyện đã có mặt trong đời sống văn hóa của người Việt Nam ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX mà giấc mộng lớn của Tản Đà năm 1929 là một dấu mốc. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, nó vẫn chỉ đang trên bước đường định hình thể loại. Điều đó có nguyên nhân từ chính hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, và một phần khác, do truyền thống văn hóa Việt Nam vốn đề cao dân tộc, cộng đồng mà ít chú trọng các giá trị cá nhân. Tuy vậy, kể từ sau 1986 đến nay, tự truyện bắt đầu xuất hiện trở lại và ngày càng phát triển.