Hàm lượng silic hòa tan trong nước thải canh tác nông nghiệp trong lưu vực sông hồng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hương Quỳnh Lê, Thị Xuân Bình Phùng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 627.5 Reclamation, irrigation, related topics

Thông tin xuất bản: Công Thương, 2017

Mô tả vật lý: 346-350

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 516594

Trong môi trường đất, silic là nguyên tố có lợi điển hình trong việc nâng cao năng suất đối với một số loại cây trồng. Trong môi trường nước mặt, silic cùng với các nguyên tố khác (nitơ và phốtpho) đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quá trình phì dưỡng trong các thủy vực. Kiểm soát tải lượng silic do xói mòn và rửa trôi từ môi trường đất vào môi trường nước góp phần giảm thiểu quá trình phì dưỡng hóa, đặc biệt ở vùng ven biển. Bài báo giới thiệu kết quả xác định hàm lượng silic hòa tan trong nước thải canh tác từ 6 loại cây trồng chủ yếu (lúa, rau, ngô, đậu - lạc, hoa - cây cảnh và cây công nghiệp) trong lưu vực sông Hồng. Kết quả cho thấy hàm lượng silic hòa tan trong nước thải từ các vùng đất trồng hoa (5,33 mgSi/1) cao hơn rất nhiều so với các vùng đất trồng cây khác (1,94 - 2,55 mgSi/1). Tuy nhiên, do diện tích đất trồng và thể tích nước tưới sử dụng cho cây lúa là lớn nên tải lượng silic từ nước thải trồng lúa trong lưu vực sẽ là đáng kể.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH