Nước dưới đất Hà Nội khai thác ngày càng tăng: 164.000m3/ngày năm 1987
325.000m3/ngày năm 1990, 352.400m3/ngày năm 1996, 464.000m3/ngày năm 1999 và hiện nay 700.000-800.000m3/ngày. Theo Quy hoạch đến 2010 của Hà Nội, nhu cầu sử dụng nước là 100l/người/ngày (2005)lên 170/người/ngày năm 2010 và 190l/người/ngày năm 2020, theo đó nhu cầu cấp nước tương ứng là: 852.000m3/ngày, 1.046.000m3/ngày và 1.419.000m3/ngày. Nước ngầm ở Hà Nội có trong 2 tầng chứa nước chính (từ trên xuống) là: tầng chứa nước Holocen sâu 16-25m, dày trung bình 14m, lưu lượng trung bình 7-8l/s với thành phần khoáng hoá thấp, loại bicacbonat-clorua
tầng chứa nước Pleistocen dày từ 9,9m đến 45m, có nơi 60m, lưu lượng 1,9 đến 50l/s, thành phần bicacbonat canxi và bicanbonat natri, độ khoáng hoá 0,15-0,52g/l. Diện tích phễu hạ thấp mực nước ở Hà Nội tăng, do bố trí giếng khai thác không hợp lý. Nước ngầm bị ô nhiễm phổ biến là các hợp chất nitơ, có dấu hiệu của Acsen, kim loại nặng và vi trùng. Có đưa ra một số kiến nghị về giải pháp khai thác, quản lý, bảo vệ nước ngầm ở Hà Nội.