Đề tài thực hiện nhằm khảo sát sự thay đổi đặc tính củ, năng suất, hàm lượng anthocyanin và đánh giá khả năng loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picryhydrazyl (DPPH) của anthocyanin ly trích được trong thịt của khoai lang tím Nhật theo thời gian thu hoạch. Thí nghiệm được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 9/2014 đến 3/2015. Thời điểm đánh giá chất lượng củ theo thời gian thu hoạch từ 120 ngày đến 176 ngày sau khi trồng, cách khoảng 7 ngày sẽ thu hoạch một lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng duất củ tại thời điểm 127 năng suất kinh tế đạt được trên 20 tấn/ha, cao nhất ở thời điểm 148 năng suất kinh tế, đạt 32,6 tấn/ha. Đường kính và độ cứng của gia tăng theo thời gian thu hoạch, hàm lượng chất khô dao động trong khoảng 29,3 - 31,8 phần trăm. Hàm lượng anthocyanin ly trích trong thịt củ đạt cao nhât vào thời điểm 127 và 141 năng suất kinh tế (trên 100 mg CGE/100 g khô). Khả năng loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picryhydrazyl (DPPH) của thịt củ khoai lang tím Nhật thu hoạch ở các thời điểm từ 120 đến 141 ngày sau khi trồng đạt trên 70 phần trăm trong điều kiện thí nghiệm.