Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi ở các độ mặn khác nhau nhằm xác định độ mặn và hệ thống nuôi thích hợp cho sự sinh trưởng của cá. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu hiên với các độ mặn khác nhau (0, 5, 10, 15 và 20 phần nghìn) kết hợp với biofloc (có bổ sung carbohydrate với tỉ lệ C:N là 20:1) và không biofloc, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá được bố trí là rô phi đơn tính có khối lượng và chiều dài trung bình là 1,38 g và 4,4 cm được bố trí nuôi trong bể composite 0,5 m3 với mật độ 40 con/m3. Sau 7 tháng nuôi các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, pH, TAN và nitrite đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi. Bên cạnh đó, hàm lượng TAN trong các nghiệm thức biofloc thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với không biofloc. Cá nuôi ở độ mặn 10,15 và 20 ppt và kết hợp biofloc thì tăng trưởng nhanh hơn (289,8-312,7 g
1,37-1,48g/ngày và 2,55-2,58 phần trăm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p0,05). Tương tự, hệ số FCR của cá nuôi ở độ mặn 10, 15 và 20 ppt có biofloc cũng thấp hơn (1,29-1,35) so với các nghiệm thức khác. Tỷ lệ sống của cá khi nuôi trong hệ thống có biofloc đạt 81,33 phần trăm và cao hơn so với không áp dụng biofloc (73,0 phần trăm).