Mục tiêu nghiên cứu là: (1) đánh giá năng suất, hàm lượng và tỉ lệ khoáng N, P, K, Ca và Mg trong lá của bắp lai trồng trên đất phù sa bao đê và không bao đê
(2) so sánh phương pháp lấy mẫu là để phân tích, đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng giữa hai loại đất. Thí nghiệm trồng bắp lại được thực hiện qua hai vụ đông xuân 2014-2015 và 2015-2016 trên các ruộng nông dân (n=80) thuộc đất phù sa bao đê và không bao đê ở An Phú-An Giang, Lấy mẫu lá bắp để phân tích hàm lượng N, P, K, Ca và Mg được thực hiện vào giai đoạn phát triển V10 và R1, vị trí lá được lấy mẫu là +3. Kết quả cho thấy trên đất không bao đê bắp lai luôn đạt năng suất hạt và sinh khối (lá, thân, cùi) cao hơn đất bao đê. Trên cùng lượng phân bón với các chất khoáng N, P, K, Ca và Mg năng suất hạt bắp (11,9 tấn/ha) trên đất không bao đê luôn cao hơn so với đất bao đê (10,7 tấn/ha). Xác định hàm lượng khoáng trong lá bắp ở vị trí lá +3 vào giai đoạn V10 là phương pháp hiệu quả, đánh giá được độ phì ưu thế của đất ngoài bao đe so với đất trong bao đê. Ngược lại, việc xác định vào giai đoạn R1 không giúp đánh giá tiềm năng độ phì giữa hai loại đất. Ở giai đoạn V10, tỉ lệ thành phần các khoảng N, P, K, Ca và Mg trong lá bắp theo thứ tự là 49%-7%-34%-3%-7%, tỉ lệ thành phần khoáng không khác nhau giữa hai loại đất. So với giai đoạn V10, tỉ lệ này ở giai đoạn R1 là 47%-5%-32%-8%-8%: có sự giảm nhẹ tỉ số N, P và K trong lá, tuy nhiên Ca lại gia tăng.