Exploiting the potential of rice resistance is one of the effective options in blast management, dangerous diseases caused by Magnaporthe oryzae. However, blast resistance tends to be unsustainable, often broken down under disease pressure under field conditions due to a very rapid change in genetics and toxicity of blast blast strains. Therefore, the evaluation and identification of rice germplasm expressing effective resistance to the mycelium cultivars in order to select suitable breeding for each ecological region was determined to be a regular task. In this study, 40 samples of promising rice varieties resistant to blast in the Philippines were screened for disease reactions caused by 12 strains of M. oryzae characteristic for ecological regions throughout the country. Although all cultivars were infected with the southern blast fungus strains, 20 samples were resistant to the 10 blast fungus resistant strains in the North. This is a valuable source of material for the sustainable breeding of rice resistant rice varieties in Vietnam.Khai thác tiềm năng tính kháng của cây lúa là một trong những phương án hiệu quả trong quản lý đạo ôn, bệnh hại nguy hiểm do nấm Magnaporthe oryzae gây ra. Tuy nhiên, tính kháng đạo ôn có xu hướng không bền vững, thường bị phá vỡ dưới áp lực bệnh trong điều kiện đồng ruộng do sự biến đổi rất nhanh chóng về di truyền và độc tính của các nòi nấm đạo ôn. Vì vậy, việc đánh giá, xác định các nguồn gen lúa thể hiện tính kháng hiệu quả với các nòi nấm đạo phục vụ chọn tạo giống kháng phù hợp cho từng vùng sinh thái được xác định là công tác thường xuyên. Trong nghiên cứu này, 40 mẫu giống lúa triển vọng kháng đạo ôn tại Phillipine đã được sàng lọc phản ứng bệnh gây ra bởi 12 nòi nấm M. oryzae đặc trưng cho các vùng sinh thái trong cả nước. Mặc dù toàn bộ các mẫu giống nhiễm với các nòi nấm đạo ôn phía Nam nhưng đối với phía Bắc đã xác định được 20 mẫu giống kháng tốt với 10/10 nòi nấm đạo ôn. Đây là nguồn vật liệu quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa kháng đạo ôn bền vững ở Việt Nam.