Nghiên cứu này được thực hiện tại vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa trong 2 năm (2015-2016). Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được sự hiện diện của ba loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng và Khỉ mốc trong Khu bảo tồn thiên nhiên này. Khỉ mặt đỏ có vùng phân bố rộng nhất, bao gồm 13 trong tổng số 30 tiểu khu và 7 trong tổng số 8 sinh cảnh rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Các sinh cảnh có Khỉ mặt đỏ phân bổ gồm Rừng thường xanh trên núi đá vôi (SC1), Rừng thường xanh á nhiệt đới (SC2), Rừng thường xanh nhiệt đới (SC3), Rừng thường xanh nhiệt đới sau khai thác (SC4), Rừng thường xanh nhiệt đới đang phục hồi (SCB), Rừng hỗn giao gỗ - giang, nứa (SC6) và Rừng giang, nứa thuần loại (SC7). Khỉ vàng cũng có vùng phân bố rộng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, gồm 11 tiểu khu và 6 sinh cảnh rừng (SC1-SC6). Ngược lại, Khỉ mốc có vùng phân bố rất hẹp, gồm 8 tiểu khu với 3 sinh cảnh rừng (SC1-SC3). Chất lượng rừng và sự tác động của con người có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi sinh sống của các loài khỉ nghiên cứu. Tần suất bắt gặp các đàn khỉ trong Khu bảo tồn của Khỉ mặt đỏ là 0,0833 đàn/km, Khỉ vàng là 0,0625 đàn/km và Khỉ mốc là 0,03125 đàn/km, chứng tỏ số lượng của các loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng và đặc biệt là Khỉ mốc hiện còn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là thấp. Nghiên cứu cũng xác định được 3 sinh cảnh có tầm quan trọng nhất đối với bảo tồn 3 loài khi nghiên cứu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là: Rừng thường xanh trên núi đá vôi, Rừng thường xanh lá nhiệt đới và Rừng thường xanh nhiệt đới. Cùng với đó, các khu vực quan trọng nhất cho bảo tồn 3 loài khỉ nghiên cứu gồm các tiểu khu: 484, 485, 489, 495, 497, 499, 500, 512, 516 là nơi tập trung 3 sinh cảnh nêu trên.This study was conducted in the core zone of Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa province for 2 years (2015-2016). The study results have recorded the presence of three species of macaque, yellow macaque and mold macaque in this nature reserve. The macaque has the largest distribution area, including 13 out of 30 sub-areas and 7 out of 8 forest habitats of Xuan Lien Nature Reserve. The habitats with distributed macaque include evergreen forest on limestone mountain (SC1), subtropical evergreen forest (SC2), tropical evergreen forest (SC3), post-exploitation tropical evergreen forest (SC4) ), Recovery evergreen tropical forest (SCB), mixed forest of wood - giang, neohouzeaua (SC6) and pure forest of bamboo and neohouzeaua (SC7). Monkey also has a large distribution area in Xuan Lien Nature Reserve, including 11 sub-areas and 6 forest habitats (SC1-SC6). In contrast, Monkey has a very narrow distribution area, including 8 sub-areas with 3 forest habitats (SC1-SC3). The forest quality and human impact significantly affect the habitat of the studied monkeys. The frequency of encountering monkeys in the Reserve of the Red-faced Monkey is 0.0833 herd / km, the Yellow Monkey is 0.0625 herd / km and the Monkey is 0.03125 herd / km, demonstrating the number of species. Red-faced macaque, Yellow-tailed macaque and especially Mold macaque remain in Xuan Lien Nature Reserve. The study also identified three habitats that are most important for conservation of three species when studying in Xuan Lien Nature Reserve: Evergreen forests on limestone mountains, Tropical evergreen forests and Evergreen forests. tropical green. Along with that, the most important areas for conservation of the three studied monkeys include the sub-areas: 484, 485, 489, 495, 497, 499, 500, 512, 516, which are the concentrations of the three habitats mentioned above.