China has been approaching multi-strategy in this geographic space, with a combination of large foreign policy with India and maintaining friendly relations with small and medium countries with "foreign policy". economic delivery "," sea strategy "in the Indian Ocean. The paper clarifies the strategies for approaching, how to implement and tools to implement China's strategies, and gives some assessment on this strategy and the response of India and South Asian countries as well. As expected, China's strategic trends for India and South Asia in the coming time.Để phục vụ cho chiến lược "trối dậy hòa bình", một trật tự khu vực và thế giới có lợi cho mình, đối trọng với thuyết về "mối đe dọa Trung quốc", giành được "địa vị chiến lược cốt lõi" trên biển, Trung Quốc đang tích cực xoay trục sang những dải đất rộng lớn của Âu - Á. Trong tính toán xây dựng "chiến lược ngoại giao đại chu biên" để tạo ra vùng đệm, không gian địa chính trị an toàn bao quanh Trung Quốc, nguyên tắc "Bắc hợp, Tây tiến, Nam dung, Đông cự" được xem là những nội dung quan trọng. Trong đó, bên cạnh Trung Á, Ấn Độ và khu vực Nam Á là những thành tố cốt lõi nguyên tắc "Tây tiến". Trung Quốc đã và đang tiếp cận đa chiến lược ở không gian địa lý này, với sự kết hợp giữa chính sách ngoại giao nước lớn với Ấn Độ và duy trì quan hệ hữu nghị với các nước nhỏ và bậc trung với chính sách "ngoại giao kinh tế", "chiến lược biển" ở Ấn Độ Dương. Bài viết làm rõ các chiến lược tiếp cận, cách thức triển khai và công cụ thực hiện các chiến lược của Trung Quốc, đồng thời đưa ra một số đánh giá về chiến lược này và phản ứng của Ấn Độ, các nước Nam Á cũng như dự đoán các xu hướng chiến lược của Trung Quốc đối với Ấn Độ và khu vực Nam Á trong thời gian tới.