Từ chối lời mời là một hành vi thường xuyên xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Chấp nhận lời mời luôn dễ dàng hơn từ chối bởi vì từ chối là hành vi đi ngược lại với yêu cầu nguyện vọng của người mời. Vậy làm thế nào để từ chối mà không làm cho người mời cảm thấy phật lòng? Bài viết này tập trung nghiên cứu hành vi từ chối lời mời để tìm ra giải pháp thông qua những điểm tương đồng và khác biệt giữa cách mà người bản ngữ tiếng Anh và người Việt học tiếng Anh từ chối lời mời, thông qua phân tích tương phản và góc nhìn xuyên văn hóa, cụ thể là dựa trên biến khoảng cách xã hội: địa vị thấp, địa vị ngang bằng và địa vị cao. Sô liệu sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này chủ yếu là được thu nhập thông qua bảng câu hỏi khảo sát, qua các tình huống từ chối lời mời được cung cấp từ hai nhóm ngôn ngữ (30 đối tương mỗi nhóm). Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với mỗi tình huống tương ứng với mỗi trường hợp có vị thế xã hội khác nhau, hành vi từ chối lời mời có một vài điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu. Một trong những kết quả nổi bật từ phân tích dữ liệu là cả người Việt Nam học tiếng Anh và người tiếng Anh bản xứ đều quan tâm đến chiến lược lịch sử khi từ chối lời mời để tránh việc khiến cho người nghe cảm thấy bị tổn thương và phật ý. Một điểm khác biệt khá nổi bật đó là người bản xứ nói tiếng Anh có xu hướng bày tỏ cảm xúc nhiều hơn khi phải từ chối lời mời so với người Việt.