Qua đánh giá kiểu hình và kiểu gien của 100 giống lúa cao sản về mức độ phản ứng chống chịu mặn với ba nồng độ muối khác nhau: EC = 0 dS/m, 8 dS/m, 15 dS/m có thể chia các giống thành nhóm khác nhau: chống chịu mặn, giống hơi nhiễm và giống nhiễm. Khả năng phản ứng với màn của giống lúa có sự khác biệt rất lớn. Tuy nhiên xét về sự sinh trưởng của các giống cho thấy: nồng độ muối càng cao thì ngày sống sót của các giống càng thấp
tỷ lệ phần trăm giảm chiều cao cây, chiều dài rễ càng gia tăng
khối lượng khô thân, rễ càng giảm. Các chỉ tiêu này đồng thời tương quan thuận rất chặt chẽ với nhau. Điều này cho thấy điều kiện mặn ảnh hưởng rất lớn đến sự sống sót, sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Phân tích kiểu gien trên hai chỉ thị phân tử RM223 và RM3252 ghi nhận có sự đa hình trên cả hai chỉ thị này. Các giống được đề xuất bao gồm: Pokali, HẠTRI31, IR78933, 50-B HATRI-24-B-B-4. Các giống này có khả năng cho thời gian sống sót rất tốt trong điều kiện mặn ở các giai đoạn.