Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên VIệt Na, nơi có nhiều tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer và Malayo-polynesian sinh sống. Sau năm 1960, quân lực VIệt Nam Cộng Hòa (Miền Nam) buộc nhiều tộc người sống ở "vùng sâu, vùng xa " gần khu căn cứ cách mạng của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc), như người Cil (Coho-cil) phải rời khỏi bon (làng) cổ truyền đến sống tập trung trong các ấp chiến lược, nơi gần các tuyến giao thông lớn để họ dễ kiểm soát. Từ sau chiến tranh (30/4/1975) đến nay, người Cil không trở về chỗ bon cổ truyền mà chủ yếu đã sống định canh - định cư ngay tại khu vực đất đai của các ấp chiến lược. Nhà nước đã thiết lập hệ thống quản lý hành chính đến với các bon (làng) và người Cil đã phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nhiều thành phần. Người Cil không còn du canh trồng lúa, bắp "trên rừng" mà trồng thâm canh cây cafe. Theo đó, xã hội và cấu trúc xã hội qua bon (làng), dòng họ, gia đình và hôn nhân đã có những biến đổi. Mục đích của bài viết này nhằm làm sáng rõ những biến đổi xã hội của người Cil ở Lâm Đồng qua những tác động của các chính sách của nhà nước kể từ sau 1960 đến nay