Việt Nam là một quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, nhưng giá trị sản phẩm thu được cho các doanh nghiệp Việt Nam lại không cao. Các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu trồng trọt - khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Hạt cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được chế biến sơ qua và xuất khẩu sang các nước tiên tiến với kỹ thuật công nghệ cao chuẩn bị cho quá trình chế biến sâu. Từ đây, thương hiệu cà phê Việt Nam dần bị thay thế bởi các nhãn hiệu nổi tiếng nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam không giành được giá trị gia tăng ở khâu tiếp theo. Sự phát triển không đồng đều giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt Nam đã làm cản trở sự phát triển của ngành. Từ việc cung cấp bức tranh toàn cảnh về mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2013-2016, bài viết sẽ phân tích và đánh giá vị trí của ngành hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, đưa ra những gợi ý chính sách nhằm phát triển toàn diện hóa các mắt xích trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra ngay tại sân nhà.Vietnam is a country with the second largest export volume of coffee in the world, but the value of products obtained for Vietnamese enterprises is not high. Studies show that Vietnam is mainly involved in cultivation - the stage of bringing the lowest added value in the value chain. After being harvested coffee beans will be processed briefly and exported to advanced countries with high-tech technology to prepare for deep processing. From here, Vietnamese coffee brand has gradually been replaced by well-known foreign brands and Vietnamese enterprises have not gained added value at the next stage. The uneven development among links in the Vietnamese coffee value chain has hindered the development of the industry. From providing a comprehensive picture of the level of participation in the global value chain of the Vietnamese coffee industry in the period of 2013-2016, the article will analyze and assess the position of the Vietnamese coffee industry. In the global value chain, make policy suggestions to develop comprehensively the links in the Vietnamese coffee value chain in the context of fierce competition going on at home.