Tác động của thương mại với Trung Quốc đến phân bổ nguồn lực và hoạt động của doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm ở các nước

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Anh Đặng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 320.951 Political science (Politics and government)

Thông tin xuất bản: Kinh tế Tài chính Việt Nam, 2017

Mô tả vật lý: 67-80

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 549431

 Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1979. ở một mức độ nào đó, chính sách mở cửa của Trung Quốc tương tự như chuyển đổi từ "đóng cửa" sang thương mại tự do theo mô tả các lý thuyết thương mại. Tăng trưởng kinh tế và thương mại phát triển của Trung Quốc mang lại cả cơ hội và thách thức đối với các nước khác trên thế giới. Về cơ hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã làm cho Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, địa điểm hấp dẫn nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác, Trung Quốc cung cấp một số lượng lớn các mặt hàng sản xuất giá rẻ, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu. Sự hội nhập của Trung Quốc vào chuỗi sản xuất toàn cậu giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Về thách thức, các nước có cùng lợi thế so sánh như Trung Quốc có thể bị cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong nước và thị trường thứ ba
  các ngành công nghiệp đang cạnh tranh với Trung Quốc có thể bị thu hẹp và một số doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH