Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa giống om 4900 theo thời gian bảo quản

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Tuyết Nga Mai, Đức Thắng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 571.862 Physiology and related subjects

Thông tin xuất bản: Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2016

Mô tả vật lý: 87-92

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 569306

Nghiên cứu này khảo sát sự ảnh hưởng của vị trí hạt trong lô bảo quản, độ ẩm hạt theo thời gian bảo quản và phương pháp đặt nảy mầm của hạt giống đến tỉ leẹ nảy mầm của lúa giống OM 4900 tại Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố - Ninh Thuận đảm bảo đạt tỉ lệ nảy mầm cao theo QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT. Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian sáu tháng (từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014) tại 12 vị trí khác nhau của mỗi lô hàng trong kho, 5 nhóm độ ẩm hạt khác nhau và 2 phương pháp đặt nảy mầm. Tỉ lệ hạt nảy mấm được đánh giá theo mức quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-54:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt lúa giống. Kết quả cho thấy, hạt thóc từ các vị trí khác nhau của lô trong kho bảo quản có tỷ lệ này mầm khác nhau, đồng thời tỷ lệ nảy mầm giảm dần theo thời gian bảo quản, đặc biệt là giảm mạnh sau 5 tháng bảo quản. Hạt có độ ẩm cao sau thời gian bảo quản sẽ dẫn đến việc tỉ lệ nảy mầm bị giảm. Phương pháp đặt nảy mầm truyền thống cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn so với phương pháp đặt giữa giấy.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH