Nghiên cứu tổ chức, quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Việt Nam để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ "quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo tồn đa dạng sinh học" với chức năng, nhiệm vụ "quản lú nhà nước tổng hợp về bảo tồn đa dạng sinh học" có ý nghĩa quan trọng để làm cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành
tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động quản lý nhà nước. Điều quan trọng hơn là sẽ khắc phục được sự phân tán, lãng phí tài nguyên nguồn lực quốc gia (nhân lực khoa học kỹ thuật, vật tư - tài chính...), cũng như những vướng mắc, trì trệ trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước. Hướng đến việc kiện toàn công tác tổ chức, quản lý hệ thống KBTTN Việt Nam là tạo điều kiện để các KBTTN thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ yếu về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các giá trị tự nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
phục vụ nghỉ ngơi, du lịch
đồng thời thực hiện chức năng phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, mục tiêu của bài báo là nghiên cứu, làm rõ nội hàm của công tác tổ chức, quản lý hệ thống KBTTN Việt Nam, đánh giá thực trạng về tổ chức các hệ thống KBTTN, tổ chức bộ máy quản lý hệ thống KBTTN và thể chế, chính sách đối với hệ thống KBTTN ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại vướng mắc trong việc tổ chức, quản lý hệ thống KBTTN Việt Nam, nhằm cung cấp thêm thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, các nàh quản lý xem xét quyết định mô hình tối ưu sẽ tổ chức, quản lý hệ thống KBTTN Việt Nam trong thời gian tới.