Nghiên cứu, đề xuất hành lang đa dạng sinh học tiềm năng tại phía bắc việt nam nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Hải Đồng, Anh Cường Phạm, Tiến Thịnh Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.951 Economics of land and energy

Thông tin xuất bản: Rừng và môi trường, 2013

Mô tả vật lý: 16-22

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 569360

Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học. Biến đổi khí hậu gây biến đổi các yếu tố sinh thái của các loài sinh vật, kéo theo đó là sự dịch chuyển vùng phân bố và cuối cùng có thể gây tuyệt chủng. Hành lang đa dạng sinh học là nhân tố cảnh quan kết nối sinh cảnh tự nhiên bị chia cắt, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật di chuyển. Hệ thống hành lang được thiết kế trên nguyên tắc góp phần giải quyết những vấn đề bảo tồn hiện tại và hỗ trợ các loài sinh vật thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai. Tại khu vực phía Bắc của Việt Nam có 4 hệ thống hành lang đa dạng sinh học tiềm năng được đề xuất với tổng diện tích các hành lang là 316.502,00ha, bao gồm: Hệ thống hành lang núi đá Đông Bắc, hệ thống hành lang núi đá Tây Bắc, hệ thống hành lang ven biển sông Bắc Bộ, hệ thống hành lang Bắc Trung Bộ. Trong các hệ thống này, có 13 hành lang đa dạng sinh học thành phần, kết nối các khu rừng đặc dụng có mức độ ưu tiên kết nối cao. Các hệ thống hành lang được đề xuất sẽ kết nối các khu rừng đặc dụng, hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài sinh vật đến nơi có điều kiện sinh thái phù hợp hơn, nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH