Để góp phần phục hồi rừng tự nhiên hỗn loài cây lá rộng thường xanh trên đất rừng đã bị thoái hóa, sau khi điểm lược thực trạng, tham khảo và thừa kế có chọn lọc một số thành quả có liên quan của nghiên cứu và sản xuất, bài báo đã đề xuất những định hướng phát triển nhằm trả lời 3 câu hỏi đặt ra đối với lĩnh vực này là: đã làm được những gì
cần làm thêm những gì
nên làm như thế nào? Theo đó cho thấy vấn đề phục hồi rừng tự nhiên trên đất thoái hóa cũng đã làm được khá nhiều nhưng vẫn còn ít so với yêu cầu, trên cơ sở kế thừa các thành bại đã đưa ra 4 đề xuất định hướng ứng dụng và phát triển, đó là cần phải chú ý tới thảm cây và nền đất khi chọn đối tượng tác động, đặc điểm sinh thái gắn với sinh trưởng đặc biệt là mức độ chịu bóng của cây trồng
đặc điểm môi trường hay điều kiện gây trồng là đất còn hay không còn tính chất đất rừng gắn với cần hay không cần "tạo áo" (tạo độ tàn che)
lập địa và đa dạng hóa lâm sinh trong thiết kế và thực hiện kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng trong quá trình dẫn dắt rừng. Gắn với các định hướng đó bài báo cũng đưa ra 2 mô hình minh chứng là: (1) trồng Sồi phảng (Lithocarpus fissus) trên đất còn tính chất đất rừng và (2) trồng Dó bầu (Aquilaria crassna) trên đất không còn tính chất đất rừng để tham khảo.