Trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, quặng hóa mangan phân bố thành một dải hẹp chạy dọc đưat gãy Rào Nậy - Sông Cả, kéo dài từ Nam Đàn (Nghệ An) qua Đức Thọ, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đến Tuyên Hóa (Quảng Bình), liên quan đến các thành tạo đã phiến silic chứa mangan tuổi Devon muộn, thuộc các hệ tầng Thiên Nhẫn (D3tn và Ngọc Lâm (D3fnl). Các thân quặng mangan chủ yếu được hình thành do hiện tượng phong hóa, rửa lũ, giải phóng mangan từ các tập đá phiến silic chứa mangan
ít hơn có quặng thấm đọng trong các đới dập vỡ, cà nát các tập đá phiến silic chứa các lớp mỏng, thấu kính quặng mangan. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu gồm pyrolusit và psilomelan: quặng có hàm lượng trung bình các nguyên tố chính (phần trăm): Mn = 31,88
Fe = 10,76, SiO2 - 17,73 và P= 0,02. Tiềm năng quặng mangan trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh và quảng Bình tuy không lớn, nhưng cần đánh giá, thăm dò có hệ thống, nhằm quy hoạch nguồn nguyên liệu cho các nàh máy luyện thép trong vùng.