Trình bày những kết quả mới nhất về chuyển dịch kiến tạo hiện đại trên khu vực Biển Đông dựa vào phân tích đo lặp GPS của đề tài KC09, 11/06-10, KC09, 11 BS/06-10 và tổng hợp số liệu của nhiều tác giả trong khoảng thời gian 1994-2009. Đáng lưu ý là tài liệu của các đề án GEODYSSEA, Trung Quốc, Tổ chức Trắc địa các nước châu á - Thái Bình Dương và các kết quả đo khu vực ở Philippines, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan. Các trạm đo GPS Láng (LANG), Bạch Long Vĩ (BLV1), Song Tử Tây (STT1), Côn Đảo (CDA1), Huế (HUES), Đồng Hới (DOHO) và Hồ Chí Minh (HOCM) đã được liên kết với các trạm đo GPS trong hệ thống đo IGS quốc tế là COCO, BAKO, NTUS, PIMO, KUNM và WUHN. Chúng tôi xác định sự chuyển dịch và tốc độ chuyển dịch tuyệt đối của các điểm trong hệ tọa độ toàn cầu IGS05. Kết quả nhận được là trạm LANG chuyển dịch về phía đông với tốc độ xấp xỉ 39 mm/năm, về phía nam là xấp xỉ 13 mm/năm
trạm BLV1 chuyển dịch về phía đông với tốc độ xấp xỉ 29 mm/năm, và về phía nam xấp xỉ 14 mm/năm
trạm STT1 chuyển dịch về phía đông với tốc độ xấp xỉ 22,5 mm/năm và về phía nam xấp xỉ 10,5 mm/năm, trạm CDA1 chuyển dịch về phía đông xấp xỉ 21 mm/năm và về phía nam xấp xỉ 10 mm/năm, trạm DOHO chuyển dịch về phía đông xấp xỉ 26,8 mm/năm và về phía nam xấp xỉ 9 mm/năm, trạm HUES chuyển dịch về phía đông xấp xỉ 30 mm/năm và về phía nam xấp xỉ 20 mm/năm
cuối cùng, trạm HOCM chuyển dịch về phía đông xấp xỉ 21,5 mm/năm về phía nam xấp xỉ 12 mm/năm.