Sau khi Nhật Bản ban hành Luật Pháp nhân tôn giáo năm 1951, các tổ chức tôn giáo được tư do phát triển, đồng thời tình trạng "bùng nổ trẻ em" xuất hiện khiến nhu cầu về trường học tăng mạnh. Cùng với sự ra đời của Luật Giáo dục cơ bản năm 1947, các trường học tư được tự do giảng dạy về tôn giáo, còn các trường công chỉ được phép giáo dục thuần túy kiến thức về tôn giáo nói chung. Điều này đã được các tổ chức tôn giáo tận dụng và đầu tư xây dựng các trường học, tạo ra bước phát triển mới trong lĩnh vực tôn giáo và giáo dục. Trong số các trường mẫu giáo tư lập, số trường do các tổ chức tôn giáo thành lập chiếm số lượng không nhỏ tuy nhiên đáng lưu tâm là triết lý giáo dục của các tổ chức này trong việc giảng dạy và rèn luyện nhân cách cho các học sinh, góp phần tạo nên tinh thần Nhật Bản.