Quan hệ việt nam - nhật bản thời kỳ châu ấn thuyền (1592-1637)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Tâm Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 959.7 Vietnam

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Đông Bắc á, 2016

Mô tả vật lý: 63-72

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 571089

Trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời kỳ Châu ấn thuyền (Shuinsen) được coi là một mốc thời gian khá đặc biệt. Đây là thời điểm Nhật Bản đang trong quá trình hoàn tất công cuộc thống nhật đất nước và chủ trương phát triển kinh tế ngoại thương với bên ngoài trước khi chính thức thực hiện chính sách tỏa quốc (sakoku) vào năm 1639. Đối với Việt Nam, đây là là thời kỳ phân chia giữa vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến. Mặc dù vậy, một điểm đáng chú ý là do tác động của bối cảnh quốc tế, khu vực và tính hình nội tại, bản thân hai nhà Trịnh - Nguyễn cũng rất chú trọng đến quan hệ ngoại thương buôn bán với bên ngoài. Điều này có phần mâu thuẫn với quan điểm truyền thống khi cho rằng, nền kinh tế của các triều đại phong kiến Việt Nam thuần túy theo tư tưởng "trọng nông ức thương" trong thực tế lịch sử đã diễn ra từ năm 1592 -1637 là thời kỳ giao thương trực tiếp, đầu tiên và khá mạnh mẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Bài viết sẽ trình bày khái quát về quan hệ giữa Nhật Bản với Đàng Trong và Đàng Ngoài, từ đó rút ra một vài nhận xét về một thời kỳ giao thương phát triển trong quan hệ hai nước.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH