Thực trạng và các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở long an

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Như ý Nguyễn, Tuân Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 372.1 Organization and activities in elementary education

Thông tin xuất bản: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp (ĐH KTCN Long An), 2015

Mô tả vật lý: 34-42

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 571615

Lợi ích của việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống tại Long An không những phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn và còn bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Long An là tỉnh có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp vì vậy cần thiết phải quy hoạch và phát triển các làng nghề truyền thống cũ và quy hoạch những làng nghề mới phù hợp với từng địa phương nhằm giải quyết nguồn lao động sẽ bị thiếu việc làm do mất đất canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, trước thực trạng chung của các làng nghề truyền thống của cả nước nói chung và Long An nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm chưa có nhãn hiệu, thương hiệu mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường... Để làng nghề truyền thống phát triển bền vững cần có thêm những chính sách ưu đãi về vốn, hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ, thông tin thị trường... nhằm giúp cho các nghệ nhân mạnh dạn mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, có như vậy làng nghề truyền thống mới phát triển.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH