Mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong giai đoạn 2011-2016 là tập trung phấn đấu quyết liệt phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đặc biệt, năm 2016, Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực từ bối cảnh bên ngoài, nổi bật là hạn hán, thiên tai và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo
tăng trưởng thương mại đạt mức thấp
giá dầu thô thất thường
nhu cầu và giá nông sản giảm mạnh... Tuy nhiên, về tổng thể, kinh tế cả nước vẫn tăng trưởng tích cực với các kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Theo các chuyên gia kinh tế, cũng như nhiều định chế tài chính cho rằng, góp phần vào sự tăng trưởng khả quan đó phải kể đến sự linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa trong thời gian vừa qua, góp phần đưa Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ phân tích tình hình thu - chi ngân sách thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp điều hành chính sách tài khóa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và cân đối thu - chi Ngân sách.