Với mục tiêu phát triển ASEAN trở thành một khu vực ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh với sự phát triển kinh tế công bằng, giảm đói nghèo và phân hóa kinh tế - xã hội, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN (AC), vào cuối năm 2015. Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Trong đó, AEC được coi là một trụ cột quan trọng, là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại (Hew, 2007).Trong thời khắc AEC hình thành đã tới rất gần, việc đánh giá mức độ thực hiện AEC đến thời điểm hiện tại, xem xét mô hình thể chế của AEC cũng như phân tích những vấn đề có thể ảnh hưởng tới việc hiện thực hóa AEC vào năm 2015 và sự phát triển của AEC sau năm 2015 là hết sức cần thiết. Bài viết tập trung vào ba nội dung chủ yếu sau: i) tổng quan về lộ trình và mức độ thực hiện AEC
ii) giới thiệu về thể chế của AEC, so sánh với mô hình EU và đưa ra một số kiến nghị về thể chế
iii) nhận diện và phân tích các vấn đề đặt ra đối với AEC.