Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc giảm lưu lượng ở thượng nguồn 10 phần trăm và 20 phần trăm và mực nước biển dâng ở hạ lưu 12cm, 25cm và 42cm thì hình thái lòng dẫn đáy sông cũng bị thu hẹp khá nhiều so với trường hợp hiện trạng. Điều này cho thấy, khi giảm lưu lượng nước ở thượng nguồn vùng nghiên cứu kết hợp với mực nước biển dâng đã làm giảm khả năng tương tác của nước với các yếu tố gây ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của dòng sông so với trường hợp hiện trạng thì hình thái lòng sông nghiên cứu có xu thế xói mòn nhiều hơn với các trường hợp thay đổi điều kiện biên lưu lượng ở thượng nguồn và mực nước ở hạ lưu. Do vậy, mức độ xói mòn tùy thuộc vào yếu tố thủy lực tại các vị trí và mặt cắt của đoạn sông vùng nghiên cứu.