Nghiên cứu về đặc điểm di dân và dịch tễ sốt rét (SR) tại huyện EaSup, tỉnh Đắc Lắc thực hiện từ 2002 đến 2004. Kết quả cho thấy: Dân di cư là các nhóm dân tộc phía bắc đến 2 đến 5 năm. Kinh tế là lý do di dân (95,5% ), hình thức tự phát (97,8% ) và sẽ định cư lâu dài (98,8% ). Thời gian di cư từ 1-2 tuần bằng ô tô, tầu hỏa, thiếu phương tiện phòng chống SR (PCSR): màn (83% ), thuốc SR (17% ) và ở gần rừng với nhà tạm (97% ). Dân mới vào (1-2 năm) có tỷ lệ mắc SR cao. Dân di cư lâu hơn (3-5) năm có tỷ lệ mắc SR thấp hơn. Không có sự khác nhau về SR theo dân tộc, giới và chủng KST. Yếu tố nguy cơ gồm: Làm rẫy và đi rừng (98% ), nhà tạm (90% ) và gần rừng (86% ). Nơi ở của dân di cư thuộc vùng SR lưu hành nặng, có mặt An.minimus. Dân di cư có kiến thức về SR cao hơn (77% ) dân địa phương (52% ) nhưng tỷ lệ thu nhập thấp hơn (78&50% ). Thiếu màn và không nằm màn cao ở dân di cư mới (67&90% ), thấp ở dân di cư cũ (19&55% ). Thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế thấp (35-56% ) và tiếp cận y tế khó khăn (79-87% ), dân tự mua thuốc (44-64% ) và tiếp nhận thông tin hạn chế (27-30% ).