Trong nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp định lượng, phỏng vấn trực tiếp 320 người dân đang sinh sống trên địa bàn hai xã Duy Nhất và Song An huyện Vũ Thư, Thái Bình bằng phương pháp mẫu ngẫu nhiên đơn. Nhóm người dân có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở nên có tỷ lệ sử dụng muối/bột canh i-ốt khá cao với tỷ lệ 72,7 phần trăm, teong khi đó nhóm người dân có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông là 52,6. Cùng với đó, tỷ lệ sử dụng muối/bột canh i-ốt ở nhóm làm cán bộ, công nhân viên chức (80,6 phần trăm), cao hơn nhóm còn lại (55,7 phần trăm). Tỷ lệ sử dụng muối/bột canh i-ốt ở người dân có kiến thức phòng bệnh chậm phát triển trí tuệ (79,8 phần trăm), còn những người không có kiến thức phòng bệnh chậm phát triển trí tuệ tỷ lệ đạt 59,2 phần trăm. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng muối/bột canh i-ốt ở người dân có kiến thức phòng bệnh đần độn (81,0 phần trăm) cao hơn so với người dân không có kiến thức phòng bệnh đần độn (61,6 phần trăm).