Văn học dân gian là một bộ phận trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Văn học dân gian mà đặc biệt là ca doa dân ca đã vận dụng mọi khả năng của ngôn ngữ để biểu hiện một cách chính xác, tinh tế cuộc sống và hơn thế nữa phản ánh một cách sinh động và đầy hình tượng những nguyện vọng của nhân dân lao động. Bởi vậy văn học dân gian đã trở thành cội nguồn của sự sáng tạo, là mạch nước ngọt âm ỉ không ngừng trong thơ ca Việt Nam. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến do yêu cầu về tính đại chúng nên thơ ca phải là tiếng nói trong sáng, bình dị và chân thực chất của quần chúng kháng chiến. Xu hướng này đã đưa thơ quay về kế tục văn học dân gian, từ thể thơ đến cấu tứ, hình ảnh, ngôn ngữ, đến thể tài dân tộc và dân gian chiếm ưu thế. Vậy nên văn học dân gian không những trở thành thi đề, thi liệu cho các nhà thơ thời kì kháng chiến mà nó còn là cảm hứng sáng tạo trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến (1945-1975).