Kết quả mở rộng cây nhập nội (bạch đàn, thông, keo) ở vùng cao (độ cao 700-1200m) tại Yên Bái, Cao Bằng, Sơn La: cho thấy 2 loài bạch đàn E. urophylla, E. grandis có triển vọng đối với tỉnh Cao Bằng và Yên Bái (sau 38 tháng trồng, tỷ lệ sống đạt 87,7-89,9 phần trăm, năng suất đạt 12,18-12,59 m3/ha/năm)
loài thông caribe có triển vọng cả 3 tỉnh (sau 38 tháng trồng tỷ lệ sống đạt 86,6-89,3 phần trăm, năng suất 0,47-1,07m3/ha/năm)
keo lai có triển vọng đối với tỉnh Cao Bằng (sau 38 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 84,2 phần trăm và năng suất sinh khối đạt trung bình 12,10 m3/ha/năm). Các loài bạch đàn E, microcorys và keo mearnsii, keo melanoxylon tỏ ra kém thích nghi với điều kiện vùng cao tại 3 tỉnh nghiên cứu, với tỷ lệ sống dao động 79,1-82,5 phần trăm, năng suất sinh khối chỉ đat 0,35-2,39 m3/ha/năm sau 38 tháng trồng.