Sử dụng ảnh landsat 8 để ước tính sinh khối và trữ lượng carbon bề mặt rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Tuan Đinh, Trung Hieu Duong, Hai Hoa Nguyen

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Khoa học Lâm nghiệp, 2017

Mô tả vật lý: 84-93

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 658410

Hệ sinh thái rừng ngập mặn được coi như bể chứa các bon quan trọng nhất trong vùng nhiệt đới. Năng suất của các hệ sinh thái rừng có thể được đánh giá bằng cách ước lượng sinh khối của nó. Việc đánh giá sinh khối rừng ngập mặn giúp chúng ta hiểu các quá trình và những thay đổi trong hệ thống rừng ngập mặn. Ngày nay có rất nhiều phương pháp để ước tính sinh khối trên mặt đất và trữ lượng các bon của rừng ngập mặn, một trong các phương pháp sử dụng đó là dùng tư liệu viễn thám. Nghiên cứu dựa vào việc sử dụng giá trị NDVI để xác định sự phân bố của rừng ngập mặn, tính toán tổng sinh khối trên mặt đất và trữ lượng cacbon của rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Kết quả điều tra và tính toán cho thấy giá trị đường kính của rừng ngập mặn lad 2,80+-0,23 cm và chiều cao trung bình là 3,82 +-0,52m. Chỉ số NDVI được sử dụng để xây dựng bản đồ phân bố rừng ngập mặn với độ chính xác là 88,3 phần trăm. Nhìn chung, sinh khối và trữ lượng cacbon bề mặt đất tại vườn quốc gia Xuân Thuy ở mức tương đối cao. Giá trị sinh khối bề mặt đất của rừng ngập mặn là 62.692,8+-192,16 tấn và trữ lượng cacbon là 29.465,6+-90,32 tấn. Kết quả cho thấy trữ lượng cacbon và sinh khối bề mặt tại đây là tương đối cao. Qua đó, cần có các chính sách bảo tồn cacbon và quản lý rừng ngập mặn hiệu quả hơn theo cơ chế REDD+.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH