Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách giáo dục, đồng thời đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục và đào tạo ở khắp mọi miền đất nước kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Điều này tạo cơ hội cho các nhóm xã hội được tiếp cận tốt hơn vào hệ thống giáo dục và đào tạo bậc cao. Song thực tế cho thấy nhiều bất cập trong giáo dục đại học vẫn đang hiện hữu như vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận giá dục giữa nhóm giàu bà nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc ít người vấn đang tiếp diễn và có dấu hiệu khoảng cách ngày càng xa hơn. Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp, bài viết bàn luận về chiều cạnh xã hội trong phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến khác biệt cơ hội trong tiếp cận giáo dục của các nhóm xã hội ở bậc đại học. Trên cơ sở phân tích các số liệu, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng hơn trong giáo dục đại học ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.