Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi nấm trong phòng trừ tuyến trùng meloidogyne incognita gây bệnh vàng lá chiết chậm cây hồ tiêu tại buôn ma thuột

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Kiều An Đỗ, Tô Huyền Nga Hồ, Văn Mậu Nông, Ngọc Cường Phạm, Thị Mỹ Linh Tô, Thị Hoàng Ni Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Tây Nguyên), 2016

Mô tả vật lý: 45580

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 658436

 Nhằm đánh giá hiệu lực của 2 chế phẩm vi nấm (CP1 và CP2) trong việc kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne inconigta gây bệnh vàng lá chết chậm cây hồ tiêu, một thí nghiệm gồm 8 công thức với 3 lần lặp lại đã được tiến hành trên vườn tiêu kinh doanh trồng trên đất đỏ bazan tại thành phố Buôn Ma Thuột. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy các chế phẩm thử nghiệm tuy chậm phát huy hiệu quả trong việc tiêu diệt tuyến trùng và làm giảm tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh vàng lá nhưng hiệu lực kéo dài và bền vững. Ngược lại, thuốc Tervigo 20 Sc tuy có hiệu lực cao và sớm đối với tuyến trùng nhưng hiệu lực của chúng giảm nhanh chỉ sau 2 tháng xử lý. Trong số các công thức xử lý chế phẩm, các công thức CT4 (45gCP2), CT5 (15gCP1 + 15gCP2) và CT6 (22,5gCP1+22,5gCP2) đem lại hiệu quả làm giảm mật độ tuyến trùng Meloidogyne inconigta tốt nhất. Hiệu quả diệt tuyến trùng Meloidogyne inconigta của các công thức này lần lượt là 79,2 phần trăm
  81,0 phần trăm và 82,8 phần trăm trong rễ và 78,1 phần trăm, 82,3 phần trăm và 83,2 phần trăm trong đất. Điều này dẫn đến làm giảm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vàng lá chất chậm do tuyến trùng gây ra. Sau 4 tháng xử lý, tỷ lệ bệnh ở CT6 đã giảm 2,7 lần và chỉ số bệnh đã giảm 6,1 lần so với trước xử lý. áp dụng (15gCP1+15gCP2)/trụ tiêu/lần xử lý x2 đợt xử lý/mùa mưa cho hiệu quả tương đương (22,5gCP1+22,5gCP2)/trụ/lần xử lý x 2 đợt xử lý/mùa mưa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH