Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) góp phần quan trọng trọng nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Tuy nhiên, cùng với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm do chất thải từ chính hoạt động nuôi tôm. Giải pháp tối ưu cho vấn đề này là xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về công nghệ xử lý chất thải trên thế giới cũng như ở việt Nam. Tuy nhiên, các công nghệ này tản mạn trong các công trình khác nhau. Để nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm thẻ nói riêng phát triển bền vững và để bảo vệ môi trường tự nhiên, các mô hình xử lý nước thải được tổng hợp, phân tích nhằm cung cấp cho các nàh quản lý, các nàh khoa học, các doanh nghiệp, các hội nuôi thủy sản có các nhìn tổng quát về các công nghệ cử lý nước thải phù hợp với điều kiện Việt Nam và có thể áp dụng đặc biệt tại vùng Bắc Trung Bộ. Để từ đó có thể, lựa chọn mô hình xử lý nước thải phù hợp với điều kiện cụ thể của chính mình. Kết quả là, 17 mô hình xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản (gồm 8 công nghệ nước ngoài và 9 mô hình trong nước) đã được lựa chọn. Các mô hình này phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đều có thể áp dụng để xử lý nước thải nuôi tôm thẻ đặc biệt tại Bắc Trung Bộ. Các mô hình này vận hành đơn giản, hiệu quả xử lý cao, ổn định và chi phí đầu tư thaaos, thân thiện với môi trường và chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.