Thừa phát lại là một chế định đa từng tồn tại ở miền Nam Việt nam trước đấy, nhưng đến nay mới bắt đầu được tái lập lại thông qua chủ trương xã hội hóa thi hành án dân sự của Đảng và Nhà nước. Mặc dù đây là một chủ trường hoàn toàn đúng đắn nhằm giảm bớt gánh nặng thi hành án cho cơ quan thi hành án và góp phần tạo thêm lựa chọn cho người dân trọng việc yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của mình. Tuy nhiên, đối với nhiều người dây vẫn là một thuật ngữ hoàn toàn xa lạ, khó hiểu, chính vì vậy, bài viết đi vào tìm hiểu về lược sử hình thành chế định Thừa phát lại ở Việt Nam cùng với một số quốc gia thế thế giới đã có mô hình Thừa phát lại tồn tại từ rất lâu và đạt được thành công đáng kể trong công tác thi hành án dân sự như Cộng hòa Pháp, Hồng Kông (Trung Quốc), Estonia, qua đó góp phần giúp người đọc có thêm một cách tiếp cận về chế định còn khá mới mẻ này.