Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót và men balasa n01 lên sinh trưởng và môi trường chuồng nuôi gà tàu vàng giai đoạn từ 5 đến 12 tuần tuổi

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Mến Bùi, Thị Hồng Nhân Nguyễn, Thiết Nguyễn, Văn Hớn Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636.5 Poultry Chickens

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2016

Mô tả vật lý: 119-126

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 658510

 Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT): Nt đối chứng (ĐC): 100 phần trăm trấu + không men vi sinh)
  NT trấu - VS (100 phần trăm trấu + chế phẩm Balasa N01)
  NT BM - VS (100 phần trăm bã mía + chế phẩm Balasa N01)
  Nt TBM-VS (50 phần trăm bã mía + 50 phần trăm trấu + chế phẩm Balasa N01)
  Nt TMC - VS (50 phần trăm mùn cưa + 50 phần trăm trấu + chế phẩm Balasa N01) và bốn lần lặp lại trên 400 gà tàu vàng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm tiêu tốn thức ăn, khối lượng, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tiểu khí hậu chuống nuôi. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: tăng trọng và khối lượng cuối thí nghiệm của gà ở Nt bổ sung man Balasa N01 làm đệm lót cao hơn so với NT ĐC, đặc biệt là Nt trấu - VS so với Nt ĐC, lần lượt là 18,09 và 1456 so với 16,44g/con/ngày và 1353 g/con. Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở NT trấu - VS, TBM-VS và TMC-VS thấp hơn NT ĐC (1,94). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn của gà toàn thí nghiệm không khác biệt giữa các nghiệm thức. Hàm lượng NH3 và CO2 chuồng nuôi cao ở NT ĐC và thấp ở NT bổ sung mem vi sinh làm đệm lót, đặc biệt là NT trấu và NT TMC-VS. Khí H2S không phát hiện được ở các lô của thí nghiệm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH