Khi nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ (foraminifera), các chỉ số về tỷ lệ cát còn lại trong mẫu sau khi gia công, chỉ số phong phú và đa dạng của hóa thạch, tỷ lệ trùng lỗ trôi nổi/bám đáy, sự biến đổi của các nhóm trùng lỗ bám đáy các thông số tin cậy để đánh giá sự biến đổi của tổ hợp hóa thạch trùng lỗ, điều kiện lắng đọng trầm tích và sự liên kết của các giếng khoan. Nghiên cứu được thực hiện trên 129 mẫu vụn trong khoảng độ sâu 1.690 - 4.535m và xác định 165 giống loài trùng lỗ trong các trầm tích giếng khoan bển Nam Côn Sơn, trong đó có 51 loài tring lỗ trôi nổi, 106 loài trùng lỗ bám đáy lớn. Bằng việc sử dụng các thông số phân tích hóa thạch trùng lỗ, nghiên cứu đã phân định chi tiết trầm tích Miocene từ đới N5 đến N18 và chỉ ra các trầm tích này lắng đọng trong điều kiện môi trường từ chuyển tiếp trong Miocene sớm tới môi trường biển dâu ở Miocene muộn. Đây là tiền đề áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu sinh địa tầng ở khu vực thềm lục địa Việt Nam, đặc biệt trong sinh địa tầng phân giải cao.