Đặc điểm lâm sàng và vi sinh gây bệnh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Mỹ Thúy Cao, Ngọc Sỹ Đinh, Thị Thu Hương Lê, Đình Duy Nguyễn, Văn Thành Nguyễn, Hùng Vân Phạm, Văn Ngọc Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 362.19624 Physical illness

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 168-171

Bộ sưu tập: NCBI

ID: 673673

Có rất ít nghiên cứu và ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điềm quản lý và điều trị trước đợt cấp, kiểu hình và vi sinh gây bệnh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhập viện không ICU. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các khoảng trống thực hành hướng tới giảm đợt cấp và tăng hiệu quả điều trị đợt cấp COPD. Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, theo dõi dọc, đa trung tâm thực hiện trên bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD theo protocol nghiên cứu, nhập viện điều trị không ICU. Kết quả và bàn luận: Có 120 bệnh nhân được phân tích. Đa số bệnh nhân đã được quản lý, có đo chức năng hô hấp (73,3%) và được theo dõi điều trị (75,8%) nhưng đa số vẫn còn triệu chứng khó thở trước đợt cấp mức độ trung bình-nặng. Tỷ lệ bệnh nhân có nhiều đợt cấp và đợt cấp nhập viện cao. Chỉ định điều trị và theo dõi đợt cấp ngay tại phòng cấp cứu để đánh giá và quyết định nhập viện chưa hợp lý. Có sự khác biệt giữa các site về chỉ định kháng sinh (nhất là tỷ lệ bệnh nhân không điều trị kháng sinh và kết hợp kháng sinh ngay từ đầu), sử dụng thuốc dãn phế quản tác dụng dài và CRS dạng hít. 95% các trường hợp điều trị có kết quả tốt với thời gian điều trị trung bình trong bệnh viện là 6,9 ngày, dao động từ 2-35 ngày. Xét nghiệm vi sinh kết hợp giữa cấy và PCR cho thấy đa tác nhân vi sinh là chủ yếu, trên 50% các trường hợp có kết hợp virus với vi khuẩn. Sự hiện diện của S.pneumoniae, H.influenzae là nhiều nhất. Có hiện diện của P.aeruginosa với tỷ lệ thấp. Dưới tác động của điều trị, thở co kéo, SpO2 và CRP là các marker cải thiện nhanh. Có tương quan thuận giữa hình ảnh Xquang gợi ý khí phế thũng và không tăng BCĐNTT máu, giữa nhiễm virus với đồng nhiễm vi khuẩn, nhất là S.pneumoniae và giữa tăng CRP ≥30mgL với đổi kháng sinh trong quá trình điều trị. Kết luận: Còn nhiều khoảng trống trong quản lý và điều trị COPD để làm giảm đợt cấp cũng như trong xử trí đợt cấp COPD nhập viện.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH