Đặc điểm nông sinh học và diễn biến về mật độ của một số loài sâu hại chính trên các giống sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) tại Thừa Thiên - Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khắc Phúc Lê, Thị Giang Nguyễn, Thị Hoàng Đông Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.78 Pest control

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 21 - 28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 673681

Đánh giá đặc điểm nòng sinh học, tinh hình dịch hại trên các giống sen trồng tại Thừa Thiên - Huế nhàm mục đích đánh giá sự ổn định của giống và đề xuất biện pháp canh tác hiệu quả cho các giống sen. Kết quả cho thấy các giống sen Yên Thành, Kim Liên và Cao sản đều phù họp với điều kiện Thừa Thiên - Huế. Thời gian từ trồng đến thu hoạch gương từ 118 đến 135 ngày. Kiểu hoa của các giống đều là cánh đon, màu hoa hồng đậm (sen Yên Thành) đến hồng nhạt (sen Kim Liên) và hồng tím (sen Cao sản), màu hạt phấn đều vàng cam ở cả ba giống. Đường kính gưong tử 10,01 cm (sen Kim Liên) đến 13,91 cm (sen Cao sản). Năng suất thực thu hạt tưoi đạt 6,44 tấnha (sen Kim Liên) đến 10,84 tấnha (sen Cao sản). Dịch hại rất phổ biến trên các gióng gồm sâu khoang, bọ trĩ và rầy mềm, mật độ phát sinh gây hại sau khi sen mọc lá dù và đạt mật độ cao sau trồng 84 ngày (năm 2019) và sau trồng 98 ngày (năm 2020). Mật độ sâu khoang đạt cao nhất từ 8,94 conlá (sen Cao sản) đến 13,27 conlá (sen Yên Thành), mật độ bọ trĩ đạt 67,41 conlá (sen Cao sản) đến 92,83 conlá (sen Kim Liên), mật độ rầy mềm đạt tới 420,13 conlá (sen Yên Thành) đến 581,67 conlá (sen Cao sản). Hiệu lực phòng chống sâu khoang đạt cao nhất sau khi phun thuốc 7 ngày (từ 96,52% đến 99,68%), hiệu lực chống bọ trĩ sau xử lý 7 ngày (từ 96,56% đến 98,51%), trong khi đó hiệu lực chống rầy mềm sau khi xử lý 3 ngày (từ 84,18% đến 91,69%).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH